Ảnh hưởng tới các phương ngữ khác Phương ngữ Thanh Hóa

Năm 1471, nhiều người Thanh Hóa, Nghệ An theo vua Lê Thánh Tông nam tiến, khai phá đất đai, lập làng mới, góp phần tạo nên phương ngữ Nam Trung Bộ, đặc biệt là phương ngữ Quảng Nam đặc sắc. Một số làng địa hình hiểm trở, cho đến nay vẫn giữ giọng Thanh Hóa, ví dụ bên kia đèo Le của Quế Sơn, nơi có những làng mà tổ phụ là người Thanh Hóa. Do ít có sự giao lưu ngôn ngữ nên có những âm rặt của người Thanh còn được giữ lại dù bà con đã sống giữa lòng Quảng Nam trên 500 năm.

Trong các thế kỉ tiếp theo, dân Thanh Hóa theo chúa Nguyễn vào Nam Trung Bộ, góp phần tạo nên tiếng nói đặc trưng của vùng này[42]. Cách "nói díu" ông ấy - ổng, bà ấy - bả, ngoài ấy - ngoải của các phương ngữ từ Quảng Nam trở vào cũng có nguồn gốc từ phương ngữ Thanh Hóa[43].

Một ví dụ về liên hệ giữa phương ngữ Thanh Hóa với vùng phương ngữ Nam Bộ:Quả dứa trong vùng phương ngữ Bắc Bộ tương ứng với trấy thơm trong vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ và trái gai trong vùng phương ngữ Nam Bộ[44], còn ở phương ngữ Thanh Hóa, nó là trấy gai, trấy dứa gai.

Thổ ngữ ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch ở phía bắc Quảng Bình có nhiều điểm giống các thổ ngữ ở Thanh Hóa và bắc Nghệ An[45].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phương ngữ Thanh Hóa http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSNguyenHuu... http://www.vjol.info/index.php/NNDS/article/view/1... http://ngonngu.net/index.php?p=313 http://www.vienvhnn.net/index.php/nghien-cuu-ngon-... http://baoquangnam.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/201... http://baothanhhoa.vn/news/47037.bth http://baothanhhoa.vn/news/68737.bth http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsd... http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_cont... http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC...